Công nghệ In 3D được áp dụng rộng rãi trong tương lai
Chúng ta có thể nhận ra rằng: Xung quanh mình ngày càng có thêm nhiều vật được làm ra bằng công nghệ in 3D. Không chỉ là những khối, những bộ phận lớn hay những thứ tinh vi mà cho tới những chi tiết, vật dụng đơn giản trong cuộc sống hàng ngày cũng được ra lò từ những chiếc máy in này.
Thật không thể tin được!
Cách nay khoảng 40 năm về trước, những ai lần đầu tiên nghe tiếng phát ra trên radio, nhìn thấy hình mình trên một tấm giấy, hay xem những con người bé tí chạy nhảy trong chiếc hộp vuông vuông,... thì đã là một cái gì không thể tưởng tượng nổi. Đến ngày nay, khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, đi bất cứ đâu chúng ta cũng có thể nghe thấy nhan nhản những TV 3D, Phim 3D, âm thanh 3D, hình 3D.
Tất cả những cụm từ trên đều dùng để chỉ những công nghệ tạo ảo giác hình khối lên thị giác và thính giác của con người, nhằm mô phỏng lại những gì ta có thể thấy và nghe được.
Công nghệ in 3D là gì?
Công nghệ in 3D hay công nghệ tạo mẫu nhanh là cách thức để thực hiện việc in 3D, hay cách thức để máy in 3D hoạt động. Ngày nay, công nghệ in 3D phát triển rất đa dạng. Mỗi sản phẩm 3D có thể được in ra với nhiều loại vật liệu khác nhau, vật liệu dạng khối, dạng lỏng, dạng bột bụi. Với mỗi loại vật liệu cũng có nhiều phương thức để in như sử dụng tia laser, dụng cụ cắt, đùn ép nhựa,… Cách thức in thì có in từ dưới lên, in từ đỉnh xuống.
Máy in 3D có thể là dạng máy in rải dây nóng chảy (Fused Deposition Modeling - FDM), hoặc giống như các máy in mực 2D nhưng có thêm một cái ống để chứa các giọt vật liệu được làm nóng chảy, sau đó từ giọt vật liệu nóng chảy ấy, một lớp của vật thể sẽ được tạo ra giống như trong bản vẽ. Hoặc đó có thể là máy in thiêu kết lazer chọn lọc (selective laser sintering - SLS), một lớp của vật thể sẽ được tạo ra bằng cách dùng tia lazer nung chảy "bột nguyên liệu", hoặc có thể dùng công nghệ khác nữa.
3D trong công nghệ in 3D là một định nghĩa hoàn toàn khác! 3D trong trường hợp này là sản phẩm thật, vật thể thật mà ta có thể cầm trên tay, sờ mó, quan sát một cách chính xác. 3D ở đây là mọi thứ xung quanh ta, mà từ nguyên thủy đến hiện nay ta vẫn tiếp xúc hằng ngày, quá quen thuộc và... ta chẳng gọi nó là 3D làm gì.
Công ty MX3D chuyên in 3D (có trụ sở tại thủ đô Amsterdam, Hà Lan) công bố sắp ứng dụng công nghệ này để xây chiếc cầu bắc qua một con kênh tại địa phương. Theo báo The Guardian (Anh), dự án dự kiến bắt đầu vào tháng 9 tới, trong đó một máy in 3D tích hợp cánh tay robot được sử dụng để “in” các kết cấu thép theo định dạng 3D.
Trước đó, vào tháng 3-2014, Công ty Kỹ thuật Thiết kế trang trí Doanh Sáng (Trung Quốc) đã xây thành công ngôi nhà bằng công nghệ in 3D mà không gây huyên náo hay có tí bụi bặm nào, không hề có khí thải carbon, công nhân cũng ít tiếp xúc với chất độc hại hơn. Việc sử dụng công nghệ in 3D mang lại hiệu quả rất cao cho dự án, như giúp giảm 30%-60% chất thải xây dựng, 50%-70% thời gian sản xuất và 80% chi phí lao động.
Hãng Divergent Microfactories vào ngày 25/6 đã giới thiệu chiếc Divergent Microfactories Blade mang thiết kế vị lai, mượt mà và vô cùng bắt mắt. Mẫu xe này dùng động cơ sử dụng nhiên liệu hỗn hợp và có công suất tới 700 mã lực, nhưng điều đáng nói nhất là quá trình sản xuất được thực hiện bằng công nghệ in 3D.
Động cơ 700 mã lực có thể sử dụng được cả hai loại nhiên liệu là xăng và khí nén tự nhiên (CNG), có thể giúp xe tăng tốc từ 0 lên 100km/h trong thời gian dưới 2.5 giây. Điều này đạt được là lo xe có tổng khối lượng chỉ 635kg, nhẹ hơn rất nhiều so với các loại siêu xe đình đám nhất trên thế giới hiện nay.
Related Post
- 3D printing technology application in optical fiber production process
- Why should 3D technology be applied in the footwear industry?
- Triển lãm Công Nghệ In 3D lần đầu tiên tại Việt Nam
- Airbus introduced the world’s first printed on a 3D printer mini plane
- Mastercam Promotion Event Celebrating 11 years of 3DS Establishment
- Shining 3D showcases new industrial machinery at TCT Asia 2017